Có nên dùng nước khoáng nấu ăn hay không?

Nhiều người thường có thói quen đun sôi nước khoáng trước khi uống và thậm chí sử dụng nước khoáng để nấu ăn. Vậy có nên dùng nước khoáng nấu ăn hay không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây, mời mọi người tham khảo!

Nước khoáng là gì? Các thành phần có trong nước khoáng

có nên dùng nước khoáng nấu ăn
Tìm hiểu chi tiết nước khoáng là gì? Các thành phần có trong chất khoáng

Nước khoáng là loại nước chứa một lượng lớn khoáng chất hoặc khí hòa tan. Khác với nước mưa hoặc nước từ hồ chứa, nguồn gốc của nước khoáng là các mạch nước ngầm đã chảy qua nhiều tầng địa chất trong suốt một thời gian dài, từ đó nước trở nên tinh khiết và hấp thụ thêm các phân tử khác nhau. Một loại nước được coi là nước khoáng khi nó đạt đến tỷ lệ khoáng chất nhất định trong nước.

Thành phần trong nước khoáng bao gồm:

  • Khoáng chất: Nước khoáng chứa nhiều loại khoáng chất như canxi, magie, kali, natri, và sắt. Các khoáng chất này có vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể và hỗ trợ các chức năng cơ bản của cơ thể.
  • Nguyên tố vi lượng: Nước khoáng cũng có thể chứa các nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng, mangan và selenium. Những nguyên tố vi lượng này cần thiết cho sự phát triển và hoạt động chức năng của cơ thể.
  • Bicarbonate: Bicarbonate là một hợp chất hóa học có thể tìm thấy trong nước khoáng. Nó có tác dụng điều chỉnh độ pH trong cơ thể và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
  • Khí hòa tan: Một số loại nước khoáng có thể chứa khí hòa tan như khí carbon dioxide. Điều này tạo ra hiệu ứng sủi bọt và tạo cảm giác tươi mát khi uống.
  • Các chất độc hại tiềm tàng: Trong một số trường hợp, nước khoáng cũng có thể chứa các chất độc hại như asen. Việc kiểm tra chất lượng và nguồn gốc của nước khoáng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ưu điểm và nhược điểm của nước khoáng

có nên dùng nước khoáng nấu ăn
Tổng hợp ưu điểm và nhược điểm của nước khoáng

Để đánh giá được nước khoáng có tốt cho sức khỏe người tiêu dùng hay không thì người ta thường đánh giá dựa vào các yếu tố như sau:

Ưu điểm

  • Hỗ trợ sức khỏe của xương: Trong nước khoáng có chứa một hàm lượng khá cao canxi, cacbonat và magie. Từ đó, hỗ trợ rất tốt trong việc duy trì sự chắc khỏe của xương.
  • Hỗ trợ sự cân bằng điện giải: Các khoáng chất có trong nước khoáng giúp duy trì cân bằng điện giải trong cơ thể. Điều này quan trọng để giữ cho các chức năng cơ bản của cơ thể hoạt động tốt, bao gồm cân bằng nước, điện giải và chức năng thần kinh.
  • Hỗ trợ giảm huyết áp: Người uống nước khoáng thường xuyên sẽ được bổ sung một lượng lớn canxi và magie. Hai chất này sẽ đóng vai trò khá quan trọng trong việc điều hòa lại huyết áp
  • Hỗ trợ sức khỏe tim mạch: Một hàm lượng lớn magie trong nước khoáng có ga sẽ góp phần lớn trong việc bảo vệ sức khỏe của tim mạch
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón: Magie trong nước khoáng có khả năng điều chỉnh lượng nước vào ruột, góp phần làm dịu và thư giãn cơ ruột. Điều này giúp cải thiện tình trạng phân nhẹ nhàng hơn và dễ dàng đào thải.

Nhược điểm 

  • Hàm lượng natri cao: Một số nhãn hiệu nước khoáng có thể chứa hàm lượng natri cao, không phù hợp cho những người cần hạn chế lượng natri trong chế độ ăn.
  • Vi nhựa: Một số câu hỏi vẫn tồn tại về hàm lượng vi nhựa trong nước khoáng đóng chai. Mặc dù tác động của vi nhựa lên sức khỏe chưa được rõ ràng, các nghiên cứu đã cho thấy vi nhựa có thể tích tụ trong cơ thể và gây tăng tình trạng viêm.
  • Tính axit của nước có ga: Nước khoáng có ga thường có tính axit cao hơn so với nước thường. Tiếp xúc thường xuyên với axit này có thể ảnh hưởng đến chất lượng men răng.

Có nên dùng nước khoáng nấu ăn hay không?

có nên dùng nước khoáng nấu ăn
Có nên sử dụng nước khoáng để nấu ăn hay không?

Để trả lời câu hỏi: Có nên dùng nước khoáng nấu ăn hay không? Thì theo bác sĩ Nguyễn Đình Bình, một chuyên gia y học tại trường Đại học Đông Đô, cả nước tinh khiết và nước khoáng đều có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng nước khoáng để nấu ăn có thể dẫn đến một trong những ảnh hưởng không tốt như sau:

  • Tạo cặn natri, canxi: Nước khoáng chứa nhiều loại khoáng chất như canxi, natri, kali. Nếu sử dụng nước khoáng để nấu ăn, các thành phần của nước khoáng sẽ tác động và gây ra cặn canxi, natri.
  • Thay đổi thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm: Sự biến đổi các thành phần trong nước khoáng khi nấu ăn có thể làm thay đổi thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bị các chứng bệnh liên quan đến thận hoặc thận yếu.

Theo bác sĩ Nguyễn Đình Bình, nước khoáng không nên được sử dụng để nấu ăn, mà chỉ nên được sử dụng để bổ sung nước cho người tập thể dục, mồ hôi… Tóm lại, nước khoáng chỉ nên được uống mà không nên sử dụng để nấu ăn.

Kết luận

Nước khoáng nếu được sử dụng đúng cách và hợp lý sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, “có nên dùng nước khoáng nấu ăn hay không?” thì là câu trả lời là không. Nếu bạn đã và đang có thói quen đun sôi nước khoáng để uống hoặc nấu ăn thì hãy ngừng ngay để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Hy vọng những gì chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại cho bạn những kinh nghiệm hữu ích!